Tuesday, December 8, 2009

re-diasporization

Dear Laura,

this is how it feels:
It's been cold the last few days in LA and I feel homesick, curling in my IKEA blanket that requires bedding that I brought with me from Poland the first time I left for the US. My dad packed my stuff in two old pieces of luggage. One of them, he bought a few days he left for the first time for Germany. The second one, my mom got as a gift from our neighbor in Berlin for our trip in the old car, across 516 km or 320 miles to Warsaw. It took us 5 days to get there. So these days and nights, as I curled up under my blanket I miss the days and nights in places that are not here, unable to pinpoint where those places are, maybe they are spaces, forever in the process of being made into places. And I feel lost, clinging on to my yellow bedding with red flowers which carry with them the memory of a history, a war - Czerwone maki na Monte Casino.
this is how it smells, the yellow flowers dubbing for hoa mai that we take from beside the road at the end of winter to celebrate a holiday that no one but us knows about. And it is hard to explain to other thirteen years old that time can be measured in so many ways, that the world does not move forward always, because sometimes we must return, in full circle, to the past. Silence smells of incense.

this is how you live, in déjà vu, because every time you move through space you are also moving through time (in the same way multidirectionally), while engulfed in white noises that conceal more than they express. And you reach out, frantically, with your whole body to touch a ground, no longer able to distinguish between up or down, back and front. Sometimes, in the process, parts of your body are left out of sync with each other, forever disconnected, lost from yourself, forcing you to move, again, to find away to be and to exist as a whole, if only an imagined whole...
Do you hear my feet moving?

Monday, December 7, 2009

Những đồng tiền đi lạc.

Sốp cộp, ngày đầu đông, vài đứa trẻ mũi dãi thò lò, những chiếc áo mỏng manh, không quần. Làn da tái sạm, dường như đã chai lại trong cái lạnh cao nguyên. Ánh mắt ngơ ngác in hằn trên trang báo. Một diễn đàn trên mạng với các bà mẹ trẻ, quặn lòng nghĩ tới những đứa con của mình đang ngủ yên trong chăn êm nệm ấm. Tình thương bắt đầu như thế...
Miền trung, mùa lũ, một bà cụ mất con, mắt thẫn thờ nhìn ra dòng nước đục ngầu, chưa kịp rút. Chút bình an cuối đời cũng bị con nước cuốn đi. Vài em bé, đầu đội khăn tang, chưa kịp hiểu vì sao ba mẹ đi mãi chưa về. Một người đàn ông trong căn chợ xứ người, nuốt nước mắt nhớ về một gia đình đã bao năm nay chưa có một ngày xum họp. Nỗi cảm thông bắt đầu như thế...
Cho nên mỗi năm hàng triệu đô la mỹ được truyền tay nhau, qua những chiếc thùng, chiếc hộp, những tấm áo còn chưa cũ được giặt sạch sẽ, là phẳng phiu, đóng gói, những bộ sách giáo khoa, những quyển vở, cây bút, chiếc khăn.
Những đồng tiền, chiếc áo đó đi về đâu?
Sốp cộp ngày đầu đông, người ta không cho những bà mẹ trẻ mang tới cho những đứa trẻ đang gồng mình trong cơn lạnh vài bộ quần áo cũ. Mọi lý do được đưa ra, chính trị, cộng đồng, an ninh, bất ổn. Họ không được lên, nhưng những món đồ, có thể được nhận nếu họ chấp nhận gửi chúng vào tay các cơ quan cán bộ. Các bà mẹ đành ứa nước mắt quay đi. Cơ quan cán bộ đâu cần quần áo trẻ em. Họ sợ rằng những tấm áo còn thơm mùi sữa của chính những đứa con của họ sẽ chẳng bao giờ đến được tay những đứa trẻ đang nhìn họ qua trang báo.
Tình thương đặt sai chỗ trở thành tội ác, khi những người khốn khổ phải nuốt nước mắt nhìn những đứa con của họ bị vùi dập trong cái nghèo, trong khi một vài kẻ khác cứ ung dung hưởng lợi từ chính cái nghèo của họ. Nếu không có lũ, và tình thương của nhiều người ở khắp nơi, có nhiều kẻ sẽ không có nhà cao cửa rộng, trong khi xung quanh chúng bao người không có đủ gạo để nấu một bữa cơm.
Tình thương của chúng ta đang vô tình tiếp tay cho khoảng cách giữa giầu và nghèo, tiếp tay cho lòng tham của những kẻ coi từ thiện là một cách để kiếm tiền. Những kẻ đó là thiểu số, nhưng thiểu số là một con số không nhỏ khi chúng núp bóng những tổ chức, những cơ quan. Tình thương làm chúng ta bỏ ra chút tiền, để tự lòng chúng ta cảm thấy thanh thản hơn, để chúng ta có thể tự vỗ vai mình, tự trao cho mình cái danh người tốt. Nên chúng ta quên không để ý xem những đồng tiền đó đi về đâu, gây ra những hậu quả gì.
Nên chăng chúng ta nên làm như những bà mẹ trẻ kia, nuốt nước mắt quay đi, và mang những tấm áo đó cho một vài đứa trẻ khác dù điều đó có nghĩa là họ sẽ phải đi tới một nơi xa hơn và chưa từng được lên mặt báo. Nên chăng, thay vì phát động những cuộc quyên góp ầm ĩ, mỗi chúng ta hãy cầm một món quà, tới giúp một người đang cần giúp. Điều đó sẽ làm cho chúng ta phải tốn thời gian hơn là đút một đồng tiến vào chiếc hộp. Điều đó sẽ làm chúng ta phải đối diện với cái nghèo. Điều đó sẽ làm chúng ta phải phân vân, trăn trở vì ta sẽ nhận ra rằng đồng tiền của chúng ta chẳng thể thay đổi một cuộc đời. Nhưng biết đâu, những trăn trở đó sẽ là động lực để chúng ta tìm ra một cách khác để đấu tranh với những cái ác, các sai đang làm cho ngày càng nhiều người rơi vào vòng nghèo đói. Tình thương bắt đầu từ những điều giản dị, nhưng nó được nuôi sống bởi những nhiều lớn lao, tưởng như là hão huyền, trong mỗi chúng ta.